Máy đo khoảng cách laser là gì? Tính năng và lĩnh vực sử dụng
1. Định nghĩa Máy đo khoảng cách laser:
Máy đo khoảng cách laser hay còn được gọi ngắn gọn là máy đo laser, thước đo laser, là loại máy chuyên dụng để đo độ dài, đo khoảng cách đa năng, hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ của tia laser.
Tại vị trí được người dùng chọn làm mốc ban đầu, sau khi bấm nút đo, bộ phát tín hiệu của máy đo khoảng cách điện tử sẽ phóng ra tia laser, đo khoảng cách từ mốc được chọn này đến vị trí tia laser gặp phải vật cản. Sau đó, máy thu và hiển thị lại kết quả trên màn hình dưới dạng thông số có đơn vị là mét (m), feet (ft), yard (yd),... tùy theo cài đặt của người dùng.
2. Các dạng máy đo khoảng cách laser phổ biến
Các dòng máy đo khoảng cách bằng laser thường được sử dụng là máy cầm tay tiện lợi hoặc máy lớn hơn dùng để đo khoảng cách tầm xa. Tùy từng sản phẩm với thương hiệu và cấu tạo khác nhau thì giá thành cũng khác nhau, phù hợp với từng điều kiện sử dụng và mua sắm của người dùng.
Hiện nay, loại máy đo khoảng cách laser chất lượng nhất đến từ thương hiệu của Mỹ - Spectra Precision – Thương hiệu được thành lập và phát triển hơn 55 năm.
3. Tính năng sử dụng
Máy đo khoảng cách laser với kích thước nhỏ gọn, tiện lợi mang theo có các tính năng như:
- Đo trực tiếp chiều dài, khoảng cách thông thường, bên cạnh đó còn có thể thực hiện được nhiều chức năng khác như: tính diện tích, tính thể tích, cộng dồn các giá trị đo, trừ giá trị đo, đo gián tiếp Pythagoras, đo khoảng cách liên tục, đo khoảng cách Min/Max, đo khoảng cách chia đều,… vô cùng tiện lợi, giúp người dùng không mất thời gian tính toán nhiều.
- Lưu tối đa tới 50 kết quả đo, hẹn giờ đo, tự điều chỉnh mốc đo bằng tấm đuôi máy đa năng để hạn chế sai số, tự ngắt sau một thời gian không sử dụng để tiết kiệm pin…
- Máy đo nhanh, đơn giản và người đo có thể thực hiện một mình, tiết kiệm thời gian và công sức, có thể lắp vào chân máy để đo được nhiều khoảng cách hơn.
4. Lĩnh vực sử dụng
Với những ưu điểm kể trên, máy đo khoảng cách laser hiện được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thể kể đến những ứng dụng phổ biến như sau:
- Xây dựng: khảo sát đo đạc, giám sát thi công, đo kích thước, diện tích, thể tích sàn, trần, tường, đo chiều sâu lỗ cọc,…
- Nội thất, ngoại thất: đo kích thước, khảo sát, định vị và lắp đặt nội, ngoại thất.
- Điện nước: đo đạc, tính số lượng dây diện, ống nước cần thiết, tính toán vị trí lắp đặt ổ cắm, các thiết bị điện, dây cáp,...
- Mộc: đo chiều cao cửa, tường,… để có thể tính toán lượng gỗ cần thiết.